Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Nhật Bản

van hoa nhat ban

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI DU LỊCH NHẬT BẢN

  1. Thời gian

Nhật ở múi giờ GMT + 9 nên sẽ chậm hơn Việt Nam 2 tiếng đồng hồ, ví dụ ở Việt Nam đang là 6h sáng thì ở Nhật đang là 8h sáng!

  1. Thời tiết

Nhật Bản có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt và mỗi mùa đều có những điểm hấp dẫn du lịch riêng, đặc biệt là với những du khách đến từ xứ nóng như Việt Nam. Mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) là thời điểm đẹp nhất trong năm khi hoa anh đào nở rộ và nhiều lễ hội được diễn ra. Nếu đến Hokkaido vào mùa hè, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn của những cánh đồng hoa oải hương bạt ngàn, thơm ngát. Mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11) thời tiết dễ chịu và cảnh sắc đẹp như tranh vẽ với những hàng cây nhuộm màu lá đỏ. Mùa đông ở Nhật lạnh, tuyết rơi nhiều đặc biệt là ở Hokkaido. Hokkaido được coi là một trong những nơi có dốc trượt tuyết tuyệt vời trên thế giới. Vì vậy nếu bạn thích ngắm tuyết rơi hay trượt tuyết, đi du lịch vào mùa đông là thích hợp nhất.

  1. Đi Lại

Di chuyển từ sân bay về trung tâm Tokyo luôn thuận tiện vì có nhiều loại phương tiện như tàu, xe bus, taxi. Nhật Bản nổi tiếng với hệ thống tàu điện ngầm thuận tiện, có thể đưa bạn đi tham quan quanh thành phố mà không tốn nhiều tiền. Ngoài ra, tàu Shinkanshen – biểu tượng của nước Nhật hiện đại, có thể chạy với tốc độ tối đa là 300km/h. Hãng tàu shinkanshen nổi tiếng ở Nhật là Japan Rail Pass. Taxi ở Nhật không được du khách ưa chuộng vì giá cả đắt hơn nhiều so với những phương tiện khác.

  1. Ổ cắm điện

Ổ cắm điện ở Nhật là thuộc loại chân dẹt và là loại A (Type A), hai chân dẹt nhưng thẳng hàng với nhau (khác ở Việt Nam là hai chân tròn). Đặc biệt, phích cắm, ổ cắm bên Nhật sẽ không có chân thứ 3 tức là dây tiếp đất.

  1. Tiền tệ

Nên đổi tiền Yen ở Việt Nam trước thì tốt hơn (vì tỉ giá tốt hơn ở Nhật). Nếu du lịch ở Nhật, không nên đổi tiền Việt sang tiền US dollar, rồi sau đó lại phải đổi từ USD sang tiền Yen Nhật, thì sẽ bị mất lệ phí chuyển đổi 2 lần. Việc đổi tiền ở Nhật không dễ dàng Muốn đổi tiền phải đến các ngân hàng hoặc các sở giao dịch hợp pháp. Các ngân hàng mở cửa từ 9h sáng đến 3 h chiều. Thứ 7, chủ nhật và ngày lễ chính ngân hàng nghĩ. Bạn cũng có thể đổi tiền tại các cửa hàng ăn lớn, nhưng giá sẽ đặt hơn các điểm giao dịch.

6. Điện thoại di động
Điện thoại di động gần như là thức không thể tách rời trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, sang Nhật bạn đừng nghĩ chuyện sẽ mua SIM trả trước ở Sân bay như ở Việt Nam hay một số nước. Ở Nhật Bản hầu hết dùng SIM trả sau, phải đăng ký với nhà mạng. Cũng không nên sử dụng dịch vụ chuyển vùng (ROAMING), vì chi phí rất cao (đây là lời khuyên thôi, dĩ nhiên với các du khách không quan tâm đến vấn đề chi phí thì thoải mái dùng). Cách tốt nhất là kết nối Wifi và dùng các dịch vụ gọi qua Internet như Viber, Zalo, Whatapps.

        7. Tự chuẩn bị những vật dụng cá nhân:

Các khách sạn ở Nhật Bản rất ít khi có bàn chải, kem đánh răng, dép lê, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn khi đi du lịch. Nếu đi du lịch vào mùa xuân tốt nhất nên đem khẩu trang, nếu là mùa đông nên đem kính râm, mũ và không nên đi giày cao gót.

     8. Những lưu ý về văn hóa :

– Người nhật chào nhau bằng cách cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng người khác.

– Tại bàn ăn Trong một bữa tiệc tối, sau khi lấy nước uống, bạn hãy đợi người chủ trì phát biểu xong rồi cùng nâng ly và hét lên một tiếng “Kampai” (giống như dzô ở Việt Nam).

Tại các nhà hàng Nhật Bản, khi người bồi bàn đưa cho bạn một chiếc khăn ướt bạn đừng biến chiếc khăn này thành chiếc khăn ăn hay làm bất cứ một điều gì. Bạn hãy dùng nó để lau tay trước khi ăn, sau đó gấp chúng lại và để gọn gàng sang một bên.

Dù bất cứ ở đâu, bạn hãy hãy lễ phép nói câu “itadakimasu” (tôi xin) trước khi ăn.

Cách từ chối

Người Nhật rất coi trọng chữ “Hòa” trong các mối quan hệ. Họ không muốn các mối quan hệ bị rạn nứt do từ chối thẳng quá.

Ví dụ, khi được mời một món ăn không thích lắm, trước hết nên nói ARIGATÔ GOZAIMASU, có nghĩa là “Xin cảm ơn” để cảm ơn người mời. Khi muốn từ chối lời mời hay gợi ý nào đó, có thể nói CHOTTO… với hàm ý từ chối. CHOTTO là một từ rất hữu ích, có thể dùng cả khi bạn muốn gọi ai, hay khi muốn từ chối một điều gì đó.

Trong công việc, người Nhật cũng dùng nhiều cách nói vòng, nói tránh. Có một câu điển hình mà người Nhật thường dùng khi muốn từ chối một giao dịch với khách hàng, đó là câu KENTÔ SHITEMIMASU. Tuy KENTÔ SHITEMIMASU có nghĩa là “Sẽ cân nhắc, sẽ xem xét”, nhưng đừng mừng vội, vì thực ra, câu này hàm ý là “Xin đừng kỳ vọng sẽ có câu trả lời tốt đẹp”.

– Không uống nước từ đài phun gần những ngôi đền

Ở Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đài phun nước ở cạnh những ngôi đền. Chúng được dùng để làm sạch tay và miệng của người đến tham quan vì vậy hẳn nhiên bạn đừng sử dụng chúng như một loại nước uống.

Thăm quan đền thờ: Ngay cửa đền có một máng nước (gọi là chozuya) với gáo (hishaku) để khách tẩy trần. Bạn múc nước rửa tay và súc miệng, có thể nhổ nước xuống đất.

Không đưa tiền tip

Tại Nhật Bản, việc chăm sóc khách hàng chu đáo là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, một số các nhà ăn lớn trong hóa đơn đã bao gồm 10-15 % phí phục vụ. Thậm chí trong các viện thẩm mỹ, cắt tóc, quán rượu cũng bao gồm phí này. Quan trọng hơn, ở Nhật Bản đưa “tiền tip” cho một người là ít hay nhiều lăng nhục người đó. Vì thế việc đưa tiền tip cho các nhân viên là điều họ không bao giờ chấp nhận.

– Thanh toán tiền : Trong cửa hàng, khách không đưa tiền tận tay thu ngân mà đặt vào khay nhỏ cạnh máy tính tiền.

– Không giữ cửa mở cho người khác

Đây không phải điều quá nghiêm trọng đến mức không nên làm tại Nhật, nhưng bạn cũng đừng ngạc nhiên khi người ta không giữ cửa mở hay ai đó không làm vậy với bạn. Người Nhật không có thói quen làm như thế, thậm chí ngay cả khi đi xe taxi bạn cũng phải tự mở cửa. Vì vậy một người Nhật cũng có thể vô cùng ngạc nhiên khi bạn giữ cửa mở cho họ.

– Giày: 

Cần cởi giày khi vào nhà hoặc những nơi có nền gỗ, thảm cói…Bình thường bạn sẽ được đưa một đôi dép đi trong nhà (khác với loại đi trong toilet).

– Không nên đi giày mới vào buổi tối: Ở Nhật có điều kiêng kỵ cho rằng đi giày mới vào buổi tối sẽ gặp điềm xấu. Mặt khác, việc không quen mang giày mới sẽ dễ ngã và có thể bị thương, vì vậy vào buổi tối không nên đi giày mới. Người Nhật cho rằng “khi đi giày mới thì nên cọ giày mới vào đế của giày cũ” hoặc lấy bút sơn dầu quệt lên đế giày, như thế giày sẽ bớt mới đi, đó cũng là một cách cầu may từ đôi giày cũ.

– Không được ra hiệu bằng ngón tay

Ở Nhật, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

– Cắm đũa lên bát cơm

Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên bát cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.

Chat Zalo